Nghị định 30/2020/NĐ-CP có
những thay đổi gì về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính?
Kể từ ngày 05/03/2020, Nghị
định 30/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 30) quy định về Công tác văn thư do Thủ
tướng Chính phủ kí ban hành chính thức có hiệu lực. Vậy nghị định này có những
thay đổi quan trọng nào về công tác văn thư so với các văn bản quy định trước
đây?
Trong khuôn khổ bài viết
này, xin chia sẻ với các bạn 8 điểm nổi bật về những thay đổi trong quy đình về
thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản so với Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày
19/01/2011 của Bộ Nội vụ.
Các bạn cần lưu ý những điểm
này, để hoàn thành tốt việc soạn thảo văn bản hành chính trong công tác văn thư
của mình.
 |
Nghị định 30 có những thay đổi gì trong thể thức và trình bày văn bản |
8 thay đổi quan trọng trong
Nghị định 30 về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
TT
|
QUY ĐỊNH CŨ
(theo Thông tư 01/2011/TT-BNV)
|
QUY ĐỊNH MỚI
(theo Nghị định
30/2020/NĐ-CP)
|
1
|
Về phông chữ trình bày văn bản
|
|
- Bộ mã ký tự
Unicode
- Phông chữ Tiếng
Việt theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001
|
- Bộ mã ký tự Unicode
- Phông chữ: Times New Roman
- Màu đen
|
2
|
Về khổ giấy
|
|
- Văn bản hành chính:
khổ giấy A4
- Giấy giới thiệu,
giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển: được dùng khổ giấy A5
|
- Tất cả các loại văn bản hành chính đều:
khổ giấy A4.
- Trình bày theo chiều dọc của khổ A4
- Văn bản có bảng, biểu mà không có phụ lục riêng,
thì được trình bày theo chiều ngang
|
3
|
Về đánh
số trang văn bản
|
|
- Trình bày tại góc
phải ở lề dưới trang (footer);
- Kiểu chữ số Ả -
rập, chữ đứng;
- Cỡ chữ 13 - 14;
- Không đánh số
trang thứ nhất
|
- Trình bày ở giữa
phần lề trên trang (header);
- Kiểu chữ số Ả -
rập, chữ đứng;
- Cỡ chữ 13 - 14;
- Không đánh số
trang thứ nhất
|
4
|
Về tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
|
|
- Đối với các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc,
các Ủy ban của Quốc hội hoặc HĐND và UBND các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công
ty: không ghi cơ quan chủ quản;
|
- Tên cơ quan, tổ
chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ, bao gồm tên cơ quan, tổ chức
và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);
- Mọi loại văn bản
hành chính phải ghi tên cơ quan chủ quản (nếu có).
|
5
|
Về căn cứ ban hành văn bản
|
|
Tùy theo thể loại và
nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành chứ không bắt
buộc
|
- Các loại văn bản
phải có căn cứ ban hành, gồm: văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức ban hành và các văn bản quy định nội dung, cơ sở để
ban hành;
- Căn cứ ban hành cần
ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm
ban hành và trích yếu nội dung văn bản;
- Căn cứ ban hành trình
bày bằng chữ in thường, kiểu nghiêng, cỡ chữ 13 - 14;
- Sau mỗi căn cứ
phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng
dấu chấm (.).
|
6
|
Về thành phần thể thức văn bản
|
|
- Không quy
định Tiêu ngữ;
- Không quy
định chữ ký số của cơ quan tổ chức
|
- Thêm tiêu
ngữ vào thành phần: Quốc hiệu và Tiêu ngữ;
- Thêm chữ
ký số vào thành phần: Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ
chức;
|
7
|
Về quy ước viết tắt một số loại văn bản
|
|
* Bản ghi nhớ - GN
* Bản
thỏa thuận - TTh
* Giấy ủy quyền - UQ
* Giấy giới thiệu -
GT
* Giấy nghỉ phép - NP
* Phiếu báo - không có
|
* Bản ghi nhớ - BGN
* Bản
thỏa thuận - BTT
* Giấy ủy quyền - GUQ
* Giấy giới thiệu - GGT
* Giấy nghỉ phép - GNP
* Phiếu báo - PB
|
8
|
Về quy tắc viết hoa
|
|
+ Viết hoa vì phép
đặt câu: viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau
dấu chấm lửng (...); dấu hai chấm (:); dấu hai chấm trong ngoặc kép (:“…”);
+ Viết hoa chữ cái
đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi
xuống dòng;
+ Trường hợp viết
hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội;
+ Tên các ngày tết:
viết hoa cả hai chữ cái đầu tiên của âm tiết (Tết Nguyên đán…);
+ Trường hợp viện
dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của
điều, khoản, điểm (ví dụ: Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII…).
|
+ Viết hoa vì phép đặt câu: viết hoa chữ cái
đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau dấu chấm câu (.); sau dấu
chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng;
+ Bổ sung thêm trường hợp viết hoa đặc biệt:
Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước;
+ Tên các ngày tết: viết hoa chữ cái đầu tiên của âm tiết thứ nhất tạo thành
tên gọi (tết Nguyên đán…).Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tên đầy
đủ;
+ Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục,
tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu
của phần, chương, mục, tiểu mục, điều (ví dụ: điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5
Chương XII…)
+ Bỏ quy định cả việc viết hoa đối với tên
gọi các tôn giáo, giáo phái, tên gọi ngày lễ tôn giáo.
|
Nghị định 30 áp dụng đối với
tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây là căn cứ
pháp lý quan trọng để xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế về công tác văn thư -
lưu trữ và triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Các tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp căn cứ
các quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên
quan để áp dụng cho phù hợp.
Bên cạnh những thay đổi cơ bản
đã được thể hiện trong bảng nêu trên, quy định mới tại Nghị định 30 đã nêu rõ
vai trò quan trọng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối
với công tác văn thư lưu trữ và công tác quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ.
Học văn thư lưu trữ ở trường
nào nhanh nhất và tốt nhất!
Trường Trung cấp Công nghệ
và Quản trị Đông Đô là trường đào tạo Văn thư lưu trữ với bề dày 20 năm hoạt động.
Tại trường liên tục mở các khóa học ngắn hạn (sơ cấp) và dài hạn (trung cấp,
cao đẳng) văn thư lưu trữ hàng tháng. Để đáp ứng nhu cầu học tập và cấp bằng –
chứng chỉ cho mọi học viên trong cả nước.
Với chương trình đào tạo
nhanh – đa dạng hình thức đào tạo, học viên có thể tùy chọn theo nhu cầu:
- Có lớp học online (trực
tuyến từ xa) ngoài giờ hành chính (học thứ 7 chủ nhật) cho người đi làm;
- Chứng chỉ Văn thư lưu trữ:
có thời gian đào tạo 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (cấp ngay sau khi hoàn thành
chương trình học);
- Trung cấp Văn thư lưu trữ:
có thời gian đào tạo 10 tháng, 15 tháng, 25 tháng (đúng quy định của Nhà nước
và theo trình độ đầu vào của học viên). Bằng tốt nghiệp trung cấp được cấp sau
2 tuần thi tốt nghiệp.
Thông tin chi tiết liên hệ: 024.
3784 2523 – 0988 912 205
Facebook: https://www.facebook.com/Trung.cap.cnqt.Dongdo
Để có thêm thông tin về các
khóa học, tham khảo các bài viết sau:
1/ Khóa học
Chứng chỉ Văn thư lưu trữ
2/ Khóa học
Trung cấp Văn thư lưu trữ cấp tốc!
Nhận xét
Đăng nhận xét